Nhập cung Hiếu_Hòa_Duệ_Hoàng_hậu

Gia vương Trắc Phúc tấn

Vào khoảng năm Càn Long thứ 47 (1782), có một tư liệu nội đình ghi nhận đáng chú ý liên quan đến Nữu Hỗ Lộc thị, ghi lại: 「Thập công chúa Thị độc Nữu Hỗ Lộc thị, Tá lĩnh Cung A Lạp chi nữ; 十公主侍读钮祜禄氏,佐领恭阿拉之女。」. Cái gọi là [Thị độc], chính là bạn học trong việc giáo dục của một hoàng tử hay hoàng nữ triều đình. Mà Thập công chúa, tức Cố Luân Hòa Hiếu công chúa, là cô con gái út được Càn Long Đế sủng ái nhất. Công chúa sinh vào năm Càn Long thứ 40 (1775), chỉ hơn Nữu Hỗ Lộc thị một tuổi, và dù tư liệu không chỉ đích danh, thế nhưng vào thời điểm đó thì chỉ con gái cả của Cung A Lạp là phù hợp để làm bạn học cho Thập công chúa mà thôi. Từ đây có thể thấy được, Nữu Hỗ Lộc thị đã từ sớm được tiếp xúc với môi trường cung đình, và có lẽ đây là nguyên nhân lớn khiến Thanh Cao Tông Càn Long Đế tin tưởng, yêu chiều và chọn Nữu Hỗ Lộc thị làm con dâu về sau.

Năm Càn Long thứ 54 (1790), Nữu Hỗ Lộc thị được 14 tuổi tham dự Bát Kỳ tuyển tú. Bà được Càn Long Đế đặc chỉ chọn trở thành trắc thất của Hoàng thập ngũ tử Vĩnh Diễm, tước vị của bà là Trắc Phúc tấn. Cung đình thời nhà Thanh quy định, nhận danh vị Trắc Phúc tấn thường có hai loại: loại tương đối phổ biến nhất là từ vị hầu thiếp, tức Cách cách. Loại này do sinh hạ con cái mà tấn phong, xuất thân từ giai cấp Bao y, là Sử nữ được nạp vào Hoàng tử phủ hầu hạ, không có hôn lễ chính thức. Loại thứ 2 là từ Bát Kỳ tuyển tú, được chỉ định chọn làm Trắc thất cho các Hoàng tử, vì vậy các Trắc Phúc tấn này có hôn lễ đầy đủ chỉn chu không kém mấy so với Đích Phúc tấn.

Vào lúc này, Đích Phúc tấn của Gia Thân vương là Hỉ Tháp Lạp thị (tức Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu), sau khi tiểu sản vào năm thứ 50 (1786) đã có biểu hiện thân thể suy yếu. Vào năm thứ 51 (1787), Càn Long Đế mệnh Hoàn Nhan thị nhập cung làm Trắc Phúc tấn, ý tứ rất rõ ràng là để phòng khi Đích Phúc tấn Hỉ Tháp Lạp thị mất sẽ có người thay thế ngay. Thế nhưng vị Hoàn Nhan thị này cũng bất hạnh qua đời không lâu sau đó. Xét về gia thế, Mãn Châu Tương Hoàng kỳ Nữu Hỗ Lộc thị xuất thân gia thế tầm trung, nhưng tốt xấu gì cũng là hậu duệ của Hoằng Nghị công Ngạch Diệc Đô, so ra cũng thậm chí cao hơn Đích Phúc tấn Hỉ Tháp Lạp thị có nguồn gốc là Bao y. Trước tình thế đó, sau khi Vĩnh Diễm thụ phong [Gia Thân vương], Càn Long Đế liền chỉ định Nữu Hỗ Lộc thị làm trắc thất của Gia Thân vương, cho thấy ý vị chọn sẵn kế thê của Càn Long Đế phòng khi Đích Phúc tấn Hỉ Tháp Lạp thị qua đời rất rõ ràng.

Năm Càn Long thứ 57 (1793), ngày 26 tháng 6, Nữu Hỗ Lộc thị hạ sinh con gái thứ 7 của Gia Thân vương. Khi ấy bà mới 17 tuổi, kém Gia Thân vương 16 tuổi. Có thể thấy bà cũng khá được lòng phu quân. Năm thứ 59 (1795), ngày 20 tháng 6, Nữu Hỗ Lộc thị lại tiếp tục hạ sinh Miên Khải, con trai thứ ba của Gia Thân vương.

Sơ phong Quý phi

Năm Càn Long thứ 60 (1796), ngày 3 tháng 9 (âm lịch), Càn Long Đế thoái vị làm Thái thượng hoàng. Gia Thân vương được chỉ định làm Hoàng thái tử nối ngôi, lấy năm sau là niên hiệu Gia Khánh nguyên niên. Sử gọi [Gia Khánh Đế].

Năm Gia Khánh nguyên niên (1797), ngày 4 tháng 1 (âm lịch), mệnh Lễ bộ Thượng thư Đức Minh (德明) làm Chính sứ, Lễ bộ Hữu Thị lang Chu Hưng Đại (周兴岱) làm Phó sứ, tuyên sách Hoàng thái tử Trắc phi Nữu Hỗ Lộc thị làm Quý phi, hành Quý phi sách phong lễ[1].

Sách văn viết:

椒庭备秩。赞坤极之安贞。桂殿分荣。沛巽申而畀锡冠崇班于翟鞠。壸职兼修襄顺德于珩璜芳型是式。尔皇太子侧妃钮祜禄氏。柔嘉维则。淑慎丕昭。名族钟祥允协瑶筐之吉内朝辅治。庶腾炜管之徽。兹以皇帝嗣位初元册立皇后是用封尔为贵妃。锡以册宝。于戏翊化六宫之长。迓厥繁禧。拜恩九御之先膺兹鸿庆。钦此。朕谨遵奉太上皇帝敕旨举行册封典礼尚其祗承无斁。

.

Tiêu đình bị trật. Tán khôn cực chi an trinh. Quế điện phân vinh. Phái tốn thân nhi tí tích quan sùng ban vu địch cúc. Khổn chức kiêm tu tương thuận đức vu hành hoàng phương hình thị thức.

Nhĩ Hoàng thái tử Trắc phi Nữu Hỗ Lộc thị. Nhu gia duy tắc. Thục thận phi chiêu. Danh tộc chung tường duẫn hiệp dao khuông chi cát nội triều phụ trị. Thứ đằng vĩ quản chi huy. Tư dĩ Hoàng đế tự vị sơ nguyên sách lập Hoàng hậu thị dụng phong nhĩ vi Quý phi. Tích dĩ sách bảo.

Vu hí! dực hóa lục cung chi trường. Nhạ quyết phồn hi. Bái ân cửu ngự chi tiên ưng tư hồng khánh. Khâm thử. Trẫm cẩn tuân phụng Thái thượng hoàng đế sắc chỉ cử hành sách phong điển lễ thượng kỳ chi thừa vô dịch.

— Sách văn Quý phi Nữu Hỗ Lộc thị

Năm Gia Khánh thứ 2 (1797), tháng 3, Hoàng hậu Hỉ Tháp lạp thị qua đời, thụy là [Hiếu Thục Hoàng hậu].

Thái thượng hoàng không muốn mang thời kỳ tang tóc quá sớm, ra lệnh giảm đi tang nghi của Hiếu Thục Hoàng hậu. Vào lúc này, Quý phi Nữu Hỗ Lộc thị có địa vị cao nhất trong hậu cung, và cũng do ý đồ từ trước của Thái thượng hoàng nên bà được mật chỉ chỉ định làm Kế Hoàng hậu[2]. Nhưng vì lý do có tang Hiếu Thục Hoàng hậu, nên vào ngày 20 tháng 5 (âm lịch) cùng năm, bà được nâng thành Hoàng quý phi và sẽ chính thức trở thành Hoàng hậu ngay khi mãn tang Hiếu Thục Hoàng hậu sau 27 tháng. Bà trở thành một trong 3 vị Hoàng quý phi nhà Thanh được tuyên bố tấn phong Hoàng quý phi để kế nhiệm Hoàng hậu, trước đó là Kế Hoàng hậu Na Lạp thị, và sau cùng là Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu.

Ngày 17 tháng 10 (âm lịch) cùng năm, khiển Đại học sĩ Lưu Dung làm Chính sứ, Lễ bộ Tả Thị lang Thiết Bảo (铁保) làm Phó sứ, sách phong tuyên chỉ[3].

Sách văn rằng:

全付有家。必资贤于内助。聿绥多福。宜佐治于中闱。矧训政之方长。尤承欢之攸赞。爰循蒇典。式举彝章。尔贵妃钮祜禄氏、华胄钟祥。德门毓粹。早依光于桂邸。敬慎恒昭。嗣领秩于兰宫。温恭愈懋。问安侍膳。时襄温清之文。献茧称丝。夙树俭勤之本。用载扬夫蕙问。镠简升华。伫特晋于椒涂。袆衣作则。兹封尔为皇贵妃。锡之册宝。尔其庥承滋至。弥隆尊养之诚。化裕始基。并着谦和之范。尚徽柔之允叶。体顺垂模。期蕃祉之备膺。含章抚誉。克衍坤元之庆。倍徵泰运之亨。钦哉。

...

Toàn phó hữu gia, tất tư hiền vu nội trợ. Duật tuy đa phúc. Nghi tá trị vu trung vi. Thẩn huấn chính chi phương trường. Vưu thừa hoan chi du tán. Viên tuần siển điển. Thức cử di chương.

Nhĩ Quý phi Nữu Hỗ Lộc thị, hoa trụ chung tường. Đức môn dục túy, tảo y quang vu quế để. Kính thận hằng chiêu, tự lĩnh trật vu lan cung. Ôn cung dũ mậu. Vấn an thị thiện. Thời tương ôn thanh chi văn. Hiến kiển xưng ti. Túc thụ kiệm cần chi bổn. Dụng tái dương phu huệ vấn. Lưu giản thăng hoa. Trữ đặc tấn vu tiêu đồ. Huy y tác tắc. Tư phong nhĩ vi Hoàng quý phi.

Tích chi sách bảo. Nhĩ kỳ hưu thừa tư chí. Di long tôn dưỡng chi thành. Hóa dụ thủy cơ. Tịnh trứ khiêm hòa chi phạm. Thượng huy nhu chi duẫn diệp. Thể thuận thùy mô. Kỳ phồn chỉ chi bị ưng. Hàm chương phủ dự. Khắc diễn khôn nguyên chi khánh. Bội trưng thái vận chi hanh. Khâm tai

— Thượng dụ tấn phong Quý phi làm Hoàng quý phi[4]

Lập hậu

Năm Gia Khánh thứ 4 (1799), ngày 3 tháng 1 (âm lịch), Thái Thượng hoàng giá băng. Ngày 18 tháng 4 (âm lịch) cùng năm, Gia Khánh Đế theo di chỉ của Thái thượng hoàng, dụ Nội các chuẩn bị việc tấn lập Hoàng quý phi Nữu Hỗ Lộc thị làm Hoàng hậu. Do gặp đại tang của Càn Long Đế, lễ sắc lập Hoàng hậu theo dự tính của bà bị dời lại sau khi mãn tang Thái thượng hoàng[5].

Năm Gia Khánh thứ 6 (1801), ngày 15 tháng 4 (âm lịch), lấy Văn Hoa điện Đại học sĩ Đổng Cáo (董诰) làm Chính sứ, Nội các Học sĩ Phổ Cung (普恭) làm Phó sứ, sách tuyên lập làm Hoàng hậu. Chiếu cáo thiên hạ[6].

Sách văn rằng:

朕闻图阐坤珍。俪宸枢而着象。景宣舒御。凝宝曜以齐辉。资福耦之克承。表鸿仪而作配。宫庭礼洽。典册光崇。咨尔皇贵妃钮祜禄氏、粹毓名宗。庆贻勋阀。安贞中乎矩度。应地时行。敬顺本于性成。伣天祥定。早从潜邸。扬令德于翚褕。夙奉彝章。佐同功于茧馆。列星妃之贵重。璇掖升华。增彤史之炜煌。黼帷锡祉。宝命笃椿庭之鉴。蕃厘衍椒室之祥。阅三载以届期。正中宫而协吉。兹朕钦遵皇考高宗纯皇帝敕旨。以金册、金宝、立尔为皇后。尔其敬仰恩慈。勉勤内载。秉虔恭于齍敦。肃礼灋于琚裳。布仁惠之芳风。翊昇平之郅治。母仪尊于天下。相须而成。王化基自宫中。端本而善。丕膺显命。懋迓洪禔。钦哉。

...

Trẫm văn đồ xiển khôn trân. Lệ thần xu nhi trứ tượng. Cảnh tuyên thư ngự. Ngưng bảo diệu dĩ tề huy. Tư phúc ngẫu chi khắc thừa. Biểu hồng nghi nhi tác phối. Cung đình lễ hiệp. Điển sách quang sùng.

Tư nhĩ Hoàng quý phi Nữu Hỗ Lộc thị, túy dục danh tông. Khánh di huân phiệt. An trinh trung hồ củ độ. Ứng địa thời hành. Kính thuận bổn vu tính thành. 伣 thiên tường định. Tảo tòng tiềm để. Dương lệnh đức vu huy du. Túc phụng di chương. Tá đồng công vu kiển quán. Liệt tinh phi chi quý trọng. Toàn dịch thăng hoa. Tăng đồng sử chi vĩ hoàng. Phủ duy tích chỉ. Bảo mệnh đốc xuân đình chi giám. Phồn li diễn tiêu thất chi tường. Duyệt tam tái dĩ giới kỳ. Chính trung cung nhi hiệp cát.

Tư trẫm khâm tuân Hoàng khảo Cao Tông Thuần hoàng đế sắc chỉ. Dĩ kim sách, kim bảo, lập nhĩ vi Hoàng hậu.

Nhĩ kỳ kính ngưỡng ân từ. Miễn cần nội tái. Bỉnh kiền cung vu 齍 đôn. Túc lễ pháp vu cư thường. Bố nhân huệ chi phương phong. Dực thăng bình chi chất trị. Mẫu nghi tôn vu thiên hạ. Tương tu nhi thành. Vương hóa cơ tự cung trung. Đoan bổn nhi thiện. Phi ưng hiển mệnh. Mậu nhạ hồng đề.

Khâm tai

— Sách lập Hoàng quý phi Nữu Hỗ Lộc thị làm Hoàng hậu[7]

Năm Gia Khánh thứ 10 (1805), ngày 9 tháng 2, giờ Tỵ, hạ sinh Hoàng tứ tử Miên Hân.

Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị nổi tiếng là người đối đãi nhân từ, có học thức, được Càn Long Đế hết mực tin tưởng. Luận về gia thế, dòng họ Nữu Hỗ Lộc của bà thuộc hàng danh gia, cao quý hơn Hỉ Tháp Lạp thị của Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu. Sau khi đăng cơ lập tức phong Quý phi, Hỉ Tháp Lạp thị vừa qua đời được nhận Hoàng quý phi kế tục Kế Hoàng hậu, vào phủ liền có thai, cách 2 năm lại hoài thai sinh dục Hoàng tử. Lúc này Gia Khánh Đế tuy đã 55 tuổi, cũng đặc biệt không tính là thường thấy, cho thấy quan hệ giữa bà và Gia Khánh Đế tương đối tốt đẹp.

Sau khi bà trở thành Hoàng hậu, hiển nhiên gia đình Nữu Hỗ Lộc thị cũng trở nên hiển quý. Cha của Hoàng hậu là Cung A Lạp nhanh chóng lần lượt trọng dung, bổ làm các chức vụ cao cấp như Tổng binh, Đô thống, Nội đại thần rồi Thượng thư bộ Công, nhận được tước [Thừa Ân hầu; 承恩侯] do là ngoại thích. Năm Gia Khánh thứ 17 (1812), Cung A Lạp trọng bệnh, trước khi chết kịp tấn phong [Nhất đẳng Thừa Ân công; 一等承恩公], hàm Thượng thư Lễ bộ. Em trai của Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị là Hòa Thế Thái lấy Chỉnh Nghi vệ mà xuất sĩ, nhiều lần đảm nhiệm Nội vụ phủ Tổng quản đại thần, Phó Đô thống rồi Tổng binh, sau kế thừa tước Thừa Ân hầu của Cung A Lạp, đảm nhậm Thượng thư Lý Phồn viện. Con trai Hòa Thế Thái là Cảnh Ân (景恩), tức gọi Nữu Hỗ Lộc Hoàng hậu bằng cô mẫu, cưới cháu gái của Phúc Long An thuộc đại gia tộc Sa Tế Phú Sát thị của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu. Hai em gái của Nữu Hỗ Lộc Hoàng hậu, một người được chỉ định gả cho Phụng ân Phụ quốc công Kính Tự (敬敘) thuộc Túc vương phủ, người em út gả cho Duệ Cần Thân vương Đoan Ân (端恩). Cả hai đều gả vào phủ của Thiết mạo tử vương, cho thấy có không ít là nhờ vào vinh quang của Nữu Hỗ Lộc Hoàng hậu. Còn em trai út Cát Luân Thái được lấy làm con thừa tự của chú bà, Viên ngoại lang Minh Thiện (明善), con út của tổ phụ Công Bảo.

Sau khi Hỉ Tháp Lạp Hoàng hậu qua đời, Nữu Hỗ Lộc Hoàng hậu nhận trách nhiệm nuôi dạy Hoàng thứ tử Mân Ninh, con trai của Hỉ Tháp Lạp Hoàng hậu. Vào bấy giờ bà hạ sinh ra Hoàng tứ tử Miên Hân vào năm Gia Khánh thứ 11 (1806), và bà trực tiếp nuôi nấng Mân Ninh cùng với hai con trai của bà là Miên Khải và Miên Hân, tình cảm tốt đẹp.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hiếu_Hòa_Duệ_Hoàng_hậu http://db.cssn.cn/sjxz/xsjdk/zgjd/sb/jsbml/qsldgcs... http://db.cssn.cn/sjxz/xsjdk/zgjd/sb/jsbml/qslxfcs... http://db.cssn.cn/sjxz/xsjdk/zgjd/sb/jsbml/qslxfcs... http://www.guoxuedashi.com/a/5705f/91764k.html http://www.guoxuedashi.com/a/5705f/91770w.html http://www.guoxuedashi.com/a/5705f/91825f.html http://www.guoxuedashi.com/a/5705f/91829i.html http://www.guoxuedashi.com/a/5705f/92121h.html https://ctext.org/wiki.pl?if=gb&chapter=331334